Hiển thị các bài đăng có nhãn truyện dân gian. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn truyện dân gian. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 7 tháng 5, 2012

Sĩ diện

Một người nghèo nọ thường hay che đậy giấu giếm cảnh khổ. Lần kia gặp bạn, bạn mời đi ăn cơm. Ông ta ưỡn bụng từ chối: "Tớ vừa xơi thịt chó xong không nuốt nổi cơm đâu. Có điều uống vài cốc rượu thì được."

Vài cốc rượu xuống bụng xong anh ta say quá nên ọc hết đống thịt chó ban nãy ăn ở nhà ra.

Hôm sau, bạn hỏi ông ta: "Anh bảo là ăn thịt chó sao hôm qua lại ói ra cám. Thế nghĩa là sao?"

Người đó ngẫm nghĩ rồi chép miệng: "Có lẽ con chó đó ăn cám mà tớ không biết."

Quay về trang chủ truyencuoi24vn.blogspot.com 

Sao chưa mời tôi ăn

Một người bị đau bụng mà không thể đi đại tiện được, bèn đến gặp thầy lang nhờ chữa trị. Anh ta hứa với thầy lang là khi nào được chữa khỏi sẽ mời ông một bữa thịnh soạn. Thầy lang tin lời và bốc thuốc cho anh ta. Sau mấy ngày uống thuốc thì anh này khỏi bệnh và đi đại tiện bình thường được, nhưng tính ki bo nên muốn nuốt lời về bữa cơm, nên khi nào ông thầy lang hỏi thì cứ nói là chưa khỏi.

Ông thầy lang cũng đoán được là anh ta nói dối, bực lắm, bèn quyết định rình bắt quả tang. Một lần thấy anh ta lại đi ra đồng đại tiện, ông thầy lang liền bám theo. Khi anh này vừa đi xong đang kéo quần lên thì ngay lập tức ông thầy lang từ trong bụi cây chạy ra, một tay nắm tay anh ta, một tay chỉ vào đống phân mà quát:

- Anh thật là kẻ tham lam tráo trở. Ðã đi được một đống lù lù thế này, sao còn chưa mời tôi ăn hả?

Quay về trang chủ truyencuoi24vn.blogspot.com

Sợ vợ

ó anh nọ xưa nay rất là sợ vợ. Vợ nó quát tháo thế nào, anh ta cũng ngậm miệng, không dám cãi một lời. Anh ta đi đánh bạc, mãi xẩm tối mới về. Thổi cơm ăn xong, chị vợ ngồi chờ chồng mỏi mắt. Chị ta tức lắm. Khi anh chồng vừa mới ló mặt vào ngõ, chị ta đã chạy ra túm ngực lôi vào nhà, gầm rít.

Anh ta vừa gỡ tay vợ túm ngực, vừa kêu xin:

- Bỏ tôi ra! Tôi xin bu nó!

Chị vợ được thể càng làm già, túm luôn tóc ấn đầu anh ta xuống. Anh ta liền vung tay gạt ngã chị vợ, tát cho luôn chị vợ mấy cái, rồi trợn mắt, quát:

- Người ta đã sợ thì để cho người ta sợ chứ!

Quay về trang chủ truyencuoi24vn.blogspot.com

Chửi án tiêu

Bị chơi nhiều vố đau quá, quan huyện dò mãi mới biết là Xiển, tức quá, nhưng có muốn gây chuyện cũng không được vì ông là người khác huyện. Lão huyện bèn đem chuyện ấy nói lại với Án Tiêu và tỏ ý nhờ quan thầy trả thù hộ.

Lần ấy, Án Tiêu về quê ngoại là làng Yên Lược ăn giỗ. Lão bắt dân làng phải dọn dẹp đường sá sạch sẽ, mang cờ quạt đón rước thật long trọng. Sáng sơm mai, Án Tiêu mới về thì chiều nay đường làng đã được quét sạch như chùi, cây cối hai bên đường phát quang cả.

Gà gáy, Xiển dậy lấy cứt chó đem ra đường cái, cứ cách một quãng bỏ một bãi, bãi nào cũng cắm một quả ớt lớn (Thanh Hoá gọi ớt là hạt tiêu). Sáng ra, khi mọi người kính cẩn đón rước án Tiêu, Xiển vác cờ đi trước, cứ hễ trông thấy bãi cứt có cắm quả hạt tiêu, ông lại chửi: "Tổ cha đứa nào ỉa ra tiêu". Án Tiêu nằm trong cáng nghe tiếng chửi, biết là Xiển chửi mình nhưng không đủ lý do để bắt bẻ, đành gọi bọn lý hương lại, quở trách không chịu đôn đốc dân phu quét dọn đường sá cho sạch và bảo chúng truyền lệnh rằng: "Quan huyện trong người khó ở, mọi người không được to tiếng, ồn ào!"

Quay về trang chủ truyencuoi24vn.blogspot.com

Quan đấy

Năm nào cũng vậy, cứ gần tết Nguyên đán, viên tri phủ Hoàng Hóa cùng vợ đi chợ tết. Từ phủ ra chợ Bút Sơn rất gần, nhưng vốn tính hách dịch, quan phủ bắt lính cáng ra tận cổng chợ và mang theo hai cái lọng xanh che.

Hồi này, Xiển Bột hãy còn nhỏ, xong thấy cái oai rởm của quan thì ghét lắm. Xiển mang một con chó con đi chợ, nhưng không bán, cứ ôm ở trước bụng, lúc thì chen đi trước quan, lúc thì lùi lại đi sau quan. Thấy Xiển mang chó, ai cũng tưởng Xiển mới mua, liên hỏi:

- Chó bao nhiêu?

Xiển trả lời: - Quan đấy!

Quan phủ biết thằng bé ôm chó chửi xỏ mình, cho lính bắt lại hỏi:

- Ai xui mày ăn nói như thế?

Xiển đáp:

- Bẩm quan, nhà con muốn nuôi mọt con chó con để dọn cứt cho em, nên bố mẹ con bảo con đi mua.

Quan hỏi: - Mày là con cái nhà ai?

Xiển trả lời: - Bẩm con là chắt cụ Trạng Quỳnh ạ!

Quan nghe nói Xiển là chắt cụ Trạng Quỳnh thì có ý gờm, nhưng chưa tin lắm.

- Ðã là chắt cụ Trạng tất phải hay chữ. Thế mày có đi học không?

Xiển đáp: - Bẩm quan, con là học trò giỏi nhất vùng này ạ, quan lớn không đi học nên không biết đó thôi.

Thấy Xiển vẫn tìm cách xỏ mình, quan nổi giận:

- Mày vô lễ! Nhưng đã nhận là học trò giỏi thì phải đối câu này. Hay tao tha tội. Dở tao đánh đòn.

Quan đọc: "Roi thất phân đánh đít mẹ học trò".

Xiển hỏi:

- Xin phép hỏi: "Roi" đối với "lọng" có được không ạ?

Quan đáp: - Ðược.

Xiển lại hỏi:

- Thế "đít" đối với "đầu", "mẹ" đối với "cha" có được không ạ?

Quan lại đáp: - Ðược!

Xiển toan hỏi nữa. Quan Quát: - Không được hỏi nữa. Ðối đi!

Xiển liền đối: "Lọng bát bông che đầu cha quan lớn!"

Không ngờ Xiển lại dám chửi mình một lần nữa, để chữa thẹn, quan lấy giọng bề trên mắng Xiển qua loa một vài câu, rồi quát bảo lính hầu sửa soạn ra về.

Quay về trang chủ truyencuoi24vn.blogspot.com

Hâm cứt

Vì là dân ngụ cư, Xiển thường bị bọn cường hào trong làng chèn ép. Ðể trả thù, nhân một hôm cả bọn đang họp việc làng, chè chén cãi nhau ỏm tỏi, Xiển tìm một cái nồi vỡ, bỏ vào tít cứt người lẫn nước, đem đến chỗ đầu gió vừa đun vừa khuấy. Gió đưa mùi thối bay vào chỗ bọn cường hào đang họp. Chúng không chịu được, chạy ra quát tháo ầm ĩ. Xiển xin lỗi và phân trần:

- Thưa các ông, nhà tôi có một ổ chó con trở chứng, đòi ăn cứt sốt, cho nên phải đun cho chúng một ít.

Lý trưởng trừng mắt hỏi:

- Ai bảo chú làm thế.

Xiển đáp:

- Thưa các ông, người ta thường nói: "Lau nhau như chó đau tranh cứt sốt". Thấy người ta nói như vậy thì tôi cũng làm như vậy thôi.

Quay về trang chủ truyencuoi24vn.blogspot.com
Truyen cuoi, truyen cuoi dan gian,truyen troll che tong hop

Câu đối có chí khí

Ông huyện đi dọc đường, gặp thằng con nít đi học về, mới kêu mà ra câu hỏi rằng :

- Tự là chữ, cất dằn đầu, chữ tử là con, con nhà ai đó?

Ðứa học trò chí khí đối lại liền:

- Vu là chưng, cất ngang lưng, chữ đinh là đứa, đứa hỏi ta chi?

Ông huyện nghe biết đứa có chí khí, tức lắm mà không làm gì được.

Phóng sinh

Một con chim sẻ bị chim ưng truy bắt, sợ hãi bay loạn, chui vào tay áo của một thầy tu. Thầy tu nắn nắn nó qua tay áo, nói:

- A Di Đà Phật, hôm nay đệ tử được xơi thịt đây!

Chim sẻ nhắm nghiền hai mắt nằm im. Thầy tu tưởng nó đã chết, vén tay áo xem, chim sẻ thừa cơ bay mất. Thầy tu liền nói:

- A Di Đà Phật, ta phóng sinh cho mày đó.


o O o


Sư cụ: "Làm người không được sát sinh, nếu kiếp này con giết trâu, kiếp sau con phải hóa thành trâu đền tội, kiếp này giết heo thì kiếp sau là heo, giết ruồi giết gián cũng thế!"

Đồ đệ: "Chà, hiểu rồi. Nếu con muốn kiếp sau làm người nữa, kiếp này con phải... giết người!"

Quay về trang chủ truyencuoi24vn.blogspot.com
Truyen cuoi, truyen cuoi dan gian,truyen troll che tong hop

Nước mắm hâm

Một anh nọ có tính sợ vợ vô cùng và ngu hết chỗ nói, bởi thế suốt đời cứ bị ăn hiếp mà không làm sao được. Anh ta biết thế là nhục, mắc cỡ với anh em, song cứ phải cắm cúi phục tùng theo lệnh bà.

Một lần, có bạn ở xa tới thăm, anh ta đến năn nỉ với vợ:

Điếc... cả làng

Hai ông bà điếc sanh đặng một đứa con gái cũng điếc, rầu mình vô phước, phần mình già cả chẳng nói làm gì, còn con mình tật nguyền điếc lác biết gởi cho ai để gởi thân cho nó nhờ? Mà nghĩ lại mình cũng lớn ruộng nhiều trâu thế cũng có khi có rể. 

Mày để cho nó một chút

Xưa, có một anh học trò nghèo rất thông minh, thuê một căn nhà ở trọ trong phố. Đối diện với nhà anh là nhà một bà cụ chuyên nghề quay tơ, có một cô con gái út rất nết na thùy mị, chăm việc bếp núc.

Bà cụ thường đe bọn thanh niên hàng xóm: - Có già ở đây, bọn bây đừng hòng léng phéng đến con út.

Một ngày kia. Lúc bà cụ đang quay tơ, cô út nấu ăn dưới bếp, anh học trò cầm một cái chén nhỏ xíu sang nhà bà cụ: - Thưa bác, hôm nay cháu nấu ăn quên mua nước mắm, bác cho cháu xin một muỗng.

Trạng Lợn xem bói

Chung Nhi đến kinh, mở một ngôi hàng xem bói. Thế nào lại gặp hai ông bạn đồng hành khi trước vào nhờ xem một quẻ. Ba người gặp nhau vui mừng khôn xiết. Hai người bạn kia liền bảo Chung Nhi gieo cho một quẻ xem phận rồng mây phen này thế nào. Chung Nhi khấn khứa, xem quẻ rồi đoán: 

- Trong quẻ này Thánh dạy: “Quần long vô chủ” tất kỳ thi năm nay hoãn. 

Thì ra mấy hôm trước, có hai vị quan đến xem bói nói chuyện riêng với nhau để lộ ra. Chung Nhi nghe lỏm được nên mới dám đoán già như thế. Hai người bạn, tuy biết tài Chung Nhi nhưng trong lòng thì chưa tin lắm, còn những người xem bói khác thì hoàn toàn bảo lão thầy bói nói láo. Khi sắp đến kỳ thi, quả nhiên có giấy niêm yết báo hoãn. Ai nấy giật mình, cho Chung Nhi là bậc tiên tri. Từ đó tiếng đồn gần xa, khắp kinh kỳ rủ nhau đến xem bói đông nghìn nghịt... 

Một hôm, quan Thượng thư bộ Binh lạc mất con thiên lý mã. Quan tiếc lắm, vì là con ngựa rất quý. Nghe đồn có thầy bói giỏi, quan sai cho gọi Chung Nhi vào dinh. Nằm trong dinh quan Thượng, được cung phụng đầy đủ mọi thứ, nhưng Chung Nhi lo lắm, ăn không ngon, ngủ không yên giấc, trằn trọc suốt đêm, bụng luôn nghĩ đến chuyện mất ngựa. Bất giác Chung Nhi nhớ đến mấy câu trong “Tam tự kinh” học hồi còn nhỏ, liền ngâm to lên cho khuây khỏa: “Mã ngưu dương, thử lục súc, nhân sở tự...”. 

Chẳng dè tên lính hầu trong dinh đúng là tên trộm ngựa. Khi mới nghe tin quan Thượng mời Chung Nhi vào, hắn đã lo, nên ngày đêm lai vãng gần đó để nghe ngóng. Đêm hôm ấy, hắn chui xuống gầm giường Chung Nhi nằm, xem động tĩnh ra sao, đương hồi hộp đợi chờ, bỗng nghe thấy Chung Nhi đọc vanh vách nào là “mã” với “tự”. “Mã” là ngựa, còn “tự” thì đúng là tên hắn. Hắn sợ quá, cho là Chung Nhi đã hô đích danh mình rồi, bèn lóp ngóp bò ra khỏi gầm giường, vừa vái vừa kêu, xin khai hết sự thật, nhưng xin Chung Nhi đừng nói rõ tên với quan Thượng. Chung Nhi được thể, thét bảo: 

Ba trọc

Một người đi chợ, mua được con lợn. Dọc đường về, trời nắng, đang định vào quán bên đường uống nước thì gặp một chú lính lệ. Chú lính lệ hỏi:

- Anh kia, con lợn giá bao nhiêu?

Anh ta thấy thầy quyền cũng chú ý đến mình và con lợn, liền lễ phép trả lời:

- Dạ, hơn quan đấy ạ.

Tên lính liền cho anh ta một bạt tai, rồi mắng:

- Mày láo! Dám nói lợn hơn quan à?

- Dạ, tôi lỡ lời!

Thi ngũ quả

Là người cưỡi đầu cưỡi cổ thiên hạ, chúa Trịnh tha hồ bày ra những trò du hí để được chơi bời thỏa thích. Một trong những thú chơi đó là trò thi “mâm ngũ quả” hàng năm vào dịp rằm trung thu.

Nhà chúa đặt giải thưởng cho ai có được mâm ngũ quả đẹp nhất, quí nhất, ngon lành nhất và lạ nhất. Các gia đình quyền quí và giàu có trong thành Thăng Long đua nhau sắm những mâm ngũ quả cực kỳ đắt tiền để mong đoạt giải, khoe sang với thiên hạ.

Chả giấu gì bác

Có một ông lâu ngày đến nhà ông bạn thân chơi. Khách chủ gặp nhau chuyện trò rôm rả. Chủ kiếm trầu mời khách nhưng giữa cơi trầu chỉ có mỗi một miếng. Chủ khẩn khoản mời mãi, khách đành phải ăn.
Cách một thời gian sau, ông này nhớ bạn lại đánh đường sang thăm trả.
Thấy bạn đến, ông kia mừng lắm, mời lên nhà ngồi. Chuyện trò lại rôm rả.
Ông này cũng bày ra giữa cơi chỉ có mỗi một miếng trầu và khẩn khoản mời.
Ông khách khen cơi trầu đẹp và nể lời cầm miếng trầu lên tay ngắm nghía:
- Thứ cau của nhà bác chắc bổ vào dịp trời mưa nên nó lắm xơ nhỉ?
- Không đâu ạ, đó chính là miếng trầu bác mời dạo nọ đấy ạ. Tôi ngậm nên nó hơi bị giập ra.

Uống nước nhớ

- Thầy: Uống nước nhớ gì, em nào biết!
- Quỳnh: Dạ thưa thầy, uống nước kẻ trồng cây!
- Thầy: Sao lại uống nước nhớ kẻ trồng cây?
- Quỳnh: Dạ , vì em uống nước dừa mà thầy!

Ngang với

Bố Vợ Và Con rể Đi lên huyện.
Tới Bờ Sông, 2 bố Con nhìn thấy 1 con chó bơi ở dưới Sông.
Bố vợ: Con có biêt bơi không?
Con rể: dạ! Không ạ!
Bố Vợ: Ui! Mày không cả bằng con chó nữa à?
Con rể: Thế Bố biêt Bơi không ạ?
Bố Vợ: Ta Có Chứ!
Con rể: Thế Bố cũng chỉ ngang Với Con Chó Thôi!